Làn sóng dịch chuyển từ nền văn minh vật chất sang tâm linh (P2)

dịch chuyển thế giới vật chất sang tâm linh

Mẹ thiên nhiên nổi giận và sự dịch chuyển sang tâm linh của nhân loại

Chúng ta đã cùng đi qua phần một của bài viết này về cuộc sống  vật chất của nhân loại và sự đánh đổi tài nguyên thiên nhiên để có sự tiện nghi từ chủ nghĩa vật chất đó. Sau hàng trăm năm phá hủy môi trường thiên nhiên, con người đang dần trả giá bởi những hành động trên.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm từ mẹ thiên nhiên với sự sa đọa vào thế giới vật chất

Mẹ thiên nhiên đang nổi giận, không còn nghi ngờ gì về điều này. Hãy nhìn sự biến đổi của các hình thức thiên tai mỗi năm, chúng ta sẽ thấy nhân loại đã đi tới giới hạn với thiên nhiên. Loài người gần quen với các cơn “siêu bão”, hay các vụ cháy rừng kéo dài hàng tháng trời. Tuy nhiên, các điều này không nhằm nhò gì các trận dịch mà nhân loại đang hứng chịu những năm gần đây. Ebola (2014 -2016), dịch gây sốt tại Châu Phi giết chết hơn 11 ngàn người chỉ trong 3 năm và ngay thời điểm viết bài, dịch COVID-19 là nguyên nhân tử vong của hơn 65,000 người trên toàn thế giới.

Thống kê tình hình Covid19
Thống kê tình hình Covid19

 

Con người đang trả giá cho những năm tháng tận thu tài nguyên và phá hủy môi trường bằng chính sự sống của mình và thế hệ tương lai. Để hạn chế điều đó, các chính phủ đã bỏ ra số tiền gấp nhiều lần tiền thuế nhận được từ các doanh nghiệp sản xuất để khắc phục các hệ quả đó.

 Động lực thúc đẩy lối sống quay lại chú trọng các giá trị tâm linh, giảm lệ thuộc vật chất

Khi nỗi sợ về dịch bệnh ngày càng tăng cao, tâm lý con người cũng dễ bị tác động hơn. Có thể thấy điều này phản ánh qua hai yếu tố. Thứ nhất nỗi sợ về sự suy giảm của nhiều nhu cầu vật chất, khiến mức chi tiêu giảm theo. Điều này sẽ kéo theo hệ lụy là nền kinh tế sẽ giảm tốc. Từ đây, con người sẽ phải kiềm chế sự ham muốn vật chất, tức niềm ham thú với các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể kể đến là nhu cầu thưởng thức các món ăn xa xỉ, có nguồn gốc động vật quý hiếm. Đó cũng có thể là các dịch vụ xa hoa như khách sạn 5 sao cùng nhiều dịch vụ giải trí khác.

Từ đây, tâm lý sợ hãi của con người sẽ dẫn đến những hành động theo hướng tâm linh nhiều hơn. Theo đó, con người sẽ hướng về các tôn giáo, khóa học thiền hoặc chỉ đơn giản là ăn chay tích phước để cầu mong bản thân không mắc phải bệnh. Tuy nhiên, cách làm này đôi khi dẫn đến tác hại hơn là lợi ích. Bởi lẽ, tâm lý của con người lúc này rất dễ bị tác động bởi đám đông. Do đó, đây là thời điểm thuận lợi cho những tổ chức tá giáo với ý đồ xấu chiêu mô thêm thành viên. Tuy nhiên, suy nghĩ chung lúc này đang là tương lai nhân loại sẽ ngày càng phải đối diện với nhiều biến cố hơn nữa. Suy cho cùng, từng cá thể của nhân loại rồi sẽ phải chú trọng hơn các giá trị tinh thần, thay vì cứ tôn sùng các giá trị chủ nghĩa vật chất. Bởi vật chất là hữu hạn nhưng ý nghĩ lại là vô hạn.

 Sự manh nha của mô hình kinh tế chia sẻ nhằm tiết kiệm tài nguyên

Với những dấu hiệu không thể chối cãi của một tương lai đầy tai ương cho sự phá hủy môi trường hàng trăm năm qua, con người hiện đại đang cố gắng thay đổi cách sử dụng tài nguyên nhằm hạn chế các hệ quả của nó. Các cuộc biểu tình chống các công ty gây ô nhiễm môi trường hay đòi chính phủ các nước phát triển và gây ô nhiễm ngồi vào bàn đàm phán giảm khí thải nhà kính được đông đảo giới trẻ tham gia, thậm chí cả những trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường.

Các mô hình kinh tế ”chia sẻ” hiện nay đang nở rộ, điển hình như chia sẻ chuyến đi của “Uber”,  hay chia sẻ căn hộ Airbnb, mô hình chia sẻ những tài sản, máy móc thừa, nhà kho chưa dùng đến, sản phẩm tồn kho…Bartering giữa các doanh nghiệp… Các mô hình chia sẻ này giải quyết vấn đề tiết kiệm tài nguyên từ đó giảm tác động tới môi trường. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn non trẻ và chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Chúng ta cùng chờ đợi sự bùng nổ của nó trong tương lai có hợp với xu thế chung của nhân loại hay không.

 Phổ biến rộng các trải nghiệm tinh thần trên hành trình đi đến sự an nhiên

Chia sẻ tài nguyên và nguồn lực đang là chìa khóa để giảm sức ép cho môi trường, nhưng đồng thời là thách thức cho sự tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, khi tiêu dùng sản phẩm và vật chất suy giảm thì nhu cầu việc làm cũng sẽ giảm theo. Trong ngắn hạn, giới lao động phổ sẽ là những người chịu thiệt hại nhiều nhất. Tuy nhiên, con người rất đáng ngạc nhiên ở khoản là khả năng sinh tồn rất cao. Tức là nếu không thể sống trong điều kiện vật chất loại tốt thì chúng ta vẫn có thể tồn tại.

Dịch chuyển sang đời sống tâm linh
Dịch chuyển sang đời sống tâm linh

Dẫn chứng cho điều này, hãy nhìn các quốc gia như Nepal hay Tây Tạng, nơi mà lối sống chú trọng tinh thần chiếm ưu thế. Theo quan niệm của người dân tại các quốc gia này, hạnh phúc trong cuộc sống phải đươc tạo ra từ trong suy nghĩ. Nói cách khác, dù bạn có sống trong xa hoa, tiền bạc nhưng tâm trí lúc nào cũng nặng trĩu thì có xứng đáng không. Ừ thì còn đó những người sống cả đời không lo cái ăn, cái mặc nhưng đổi lại, những trải nghiệm tinh thần của họ gần như hoàn toàn phát sinh từ vật chất. Điều này đồng nghĩa với bản thân họ chưa đủ khả năng để tự tạo ra sự an nhiên trong tâm trí bằng những của cải, vật chất kia.

Mặc dù vậy, vẫn có những cá thể bứt phá được khỏi vòng lặp này. Họ thường là những người đã ở trên đỉnh cao của danh vọng và sự nghiệp. Có thể kể đến chính bản thân Đức Phật có xuất thân hoàng tộc hay các doanh nhân, diễn viên nổi tiếng. Họ chọn từ bỏ vật chất để đi đến sự an nhiên thật sự từ bên trong mỗi chúng ta. Những gì họ thực sự trải qua thì chỉ có họ mới biết. Còn chúng ta, những người vẫn còn mắc kẹt trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền, thì có thể làm gì? Câu trả lời đơn giản hơn bạn tưởng, chỉ cần duy trì một niềm tin rằng sự an nhiên sẽ được tạo nên nếu bạn biết điểm dừng về vật chất, dịch chuyển sang tâm linh. Chỉ khi đó, ta mới bắt đầu bước vào thế giới bên trong mỗi chúng ta với hàng loạt bất ngờ.

Cùng Nhất Nguyên Tâm tìm hiểu thêm những bài viết về sức khỏe tinh thần trong thời điểm Covid với những chuỗi bài viết sau 

 

 

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *