Mục lục
Thiền là gì?
Có rất nhiều trường phái thiền khác nhau, nhìn chung, thiền là thực hành luyện tập để tâm trí bớt miên man, suy nghĩ tạp niệm, là phương pháp giúp con người đạt trạng thái tĩnh tâm hiệu quả. Từ đó, thiền là một trogn phương pháp giúp “tỉnh thức” của hầu hết những ai theo triết lý nhà Phật.
Việc tĩnh tâm, tĩnh trí chính là nghĩa của chữ “định” trong Thiền định. Các hoạt động nhằm mục đích đem đến cho tâm trí sự tĩnh lặng đều được xem là thiền.

Theo David Fontana, nhà tâm lý học và là thiền sư người Anh có viết về thiền, phi thiền như sau: “thiền không có nghĩa là ngủ gục, để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê, trốn tránh, xa lìa thế gian, vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình, làm một việc gì không tự nhiên, để rơi minh vào vọng tưởng, quên mình ở đâu. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động, chú tâm, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là, trao dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai, ở đâu”.
Thiền mang lại lợi ích gì?
Kiểm soát cảm xúc tốt hơn
Dưới góc nhìn về khoa học, thiền định là phương pháp để giúp con người đạt tới một trạng thái cao hơn trong tâm trí, trạng thái tĩnh tại, an nhiên mà do luyện tập có được.
Khác với thư giãn, thiền chủ trường tạo ra sự điều chỉnh lớn trong mọi hoạt động trong cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại và thế giới bên ngoài.
Như vậy, thiền là phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tâm trí vào những việc mình làm, tránh miên man sang những suy nghĩ khác làm ảnh hưởng đến công việc. Thiền giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh – hậu quả của quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng.
Có lúc, các nhà khoa học phương Tây ngộ nhận thiền là buông thả tâm trí để đạt đến trạng thái bất cần, không quan tâm điều gì nữa. Nhưng càng nghiên cứu kĩ hơn, ta sẽ thấy, thiền để luyện tập sự tĩnh tại ở nội tâm chứ không phải là bất cần mọi thứ như mọi người lầm tưởng.
Chính từ sự tĩnh tâm, con người mới học được cách kiểm soát được cảm xúc được sinh ra.
Làm chậm tiến trình chuyển hóa
Thiền tác động mạnh mẽ ở não bộ, hạ thấp tần số sóng não và làm giảm quá trình chuyển hóa thậm chí làm chậm sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể.
Những người thường xuyên thực hành thiền định thường có dáng ngoài trẻ trung so với tuổi tác. Bởi vì, thiền định đem lại sự an lạc trong nội tâm, trạng thái bên ngoài là hệ quả tất yếu có được từ quá trình thiền định.
Tăng sức đề kháng
Thiền và tâm lý học có mỗi liên hệ với nhau, cả hai đều hướng về tâm trí.
Vì vậy, thiền là liệu pháp chữa lành mọi vết thương trong tâm trí. Người ta thường nói, không có khổ nào bằng khổ tâm, thiền sẽ giúp ta hóa giải các khổ đau này hiệu quả, đem lại cuộc sống an lạc mà ta hằng muốn.
Sự lo lắng của con người có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hệ miễn dịch. Thiền giúp hóa giải sự lo lắng, đồng thời đó hệ miễn dịch của ta cũng được nâng lên đáng kể.
Những đức tính, thói quen tốt cũng dần được hình thành sau quá trình thực hành thiền định. Người tập thiền sẽ thích ở một mình nhiều hơn, bỏ các thói quen xấu như nghiện rượu bia, thuốc lá… những tác nhân ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức khỏe.
Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy người ngồi thiền có lượng kháng thể tăng thêm 50% so với những người không ngồi thiền. Như vậy, thực hành thiền thường xuyên có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch, cả khi chỉ tập trong thời gian ngắn.
Hiện nay, thiền đã được chính thức đưa vào giảng dạy và thực hành tại nhiều trường đại học và bệnh viện ở phương Tây với tên gọi Mindfullness Based Stress Reduction – MBSR (phương pháp giảm stress dựa trên sự tỉnh giác).
Và thiền cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh về tim mạch, các chứng đau nhức mãn tính, rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột, chứng đau nửa đầu, cao huyết áp, mất ngủ, lo âu…
Thiền giúp xả stress
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được mối tương quan giữa tần suất thực hành thiền định và mức độ căng thẳng, stress của một người.
Nghiên cứu của James D. Lane, Jon Seskevich, Carl F. Pieper cho thấy rằng khi ta thực hành thiền trong ít phút có thể cải thiện tâm trạng tiêu cực và stress.
Nghiên cứu của Kavita Prasad, D.L. Wahner-Roedler, Stephen S. Cha, Amit Sood chỉ ra rằng thời gian thiền hiệu quả nhất là 15 phút/lần và luyện tập 2 lần mỗi ngày.

Nghiên cứu này cũng đưa ra những kết quả hứa hẹn trong việc thiền để xả stress.
Có một nhóm người căng thẳng luyện tập thiền định trong 8 tuần. Họ luyện tập 23 phút thiền định mỗi ngày. Sau 8 tuần, não của họ đã thay đổi và những bộ phận cảm giác hạnh phúc ở não có những chuyển biến. Nghiên cứu đã tìm thấy có một phản ứng miễn dịch được cải thiện tốt và cải thiện tình hình stress của bệnh nhân (David M. Levy, Jacob O. Wobbrock, Alfred W. Kaszniak, Marilyn Ostergren).
Người ta cũng có thể đo được điện não đồ và phát hiện ra sự khác biệt rất lớn giữa tần số não của người thiền định lâu năm và người thường.
Cách thực hành thiền mỗi ngày
Với những lợi ích được nêu bên trên, chúng ta thấy rằng thực hành thiền định là hoạt động cần thiết mỗi ngày.
Tuy vậy, để tạo lập được thói quen thiền định mỗi ngày, chúng ta cần phải vượt qua được giai đoạn đầu tiên, chính là tạo lập thói quen bằng việc hành động liên tục, mỗi ngày.
Để thiền đi vào trong cuộc sống hằng ngày, bạn cần phải trải nghiệm được những lợi ích thực tế mà thiền đem lại bằng cách thực hành thiền định theo hướng dẫn dưới đây.
Cùng nhatnguyentam.com tìm hiểu về cách quay về bên trong và an yên trong tâm hồn với các bài viết đầy trải nghiệm của chúng tôi!
Chuẩn bị trước khi thiền
Cần mặc quần áo thoải mái, tránh mặc đồ bó, chật như quần jean, áo thun bó sát. Vì thiền là trạng thái gần giống với thư giãn, hạn chế việc tâm trí bị ảnh hưởng trong lúc thiền.
Tìm một nơi thanh tịnh để tránh các quấy rối, gây ảnh hưởng từ bên ngoài.
Không gian thiền cần thoải mái, nhiệt độ, độ ẩm nơi thiền phải phù hợp với bạn.
Chuẩn bị đạo cụ thiền để khi thiền bạn được thoải mái, mà chống mỏi chân, mông.
Bắt đầu thiền
Có rất nhiều tư thế thiền khác nhau, bạn hãy chọn cho mình tư thế thiền thoải mái nhất có thể. Các tư thế bạn tham khảo là kiết già, bán già, xếp bằng…
Nhìn chung, hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể trước khi thiền, cụ thể như sau:
Từ từ ngồi xuống trên đệm thiền, 2 chân xếp bằng theo tư thế mà bạn đã chọn.

Hít một hơi thật sâu và thở ra, cảm nhận cơ thể bạn từ dưới các ngón chân và thả lỏng. Cảm nhận sự thư giãn, thả lỏng từ bàn chân, sau đó kéo dài lên đến vùng bụng.
Tiếp tục, bạn hãy thư giãn vùng bụng đến vùng ngực, sau cùng là vùng ngực. Thả lỏng đến các cơ trên mặt và sau đó, bạn từ từ nhắm mắt lại.
Tập trung tâm trí, nương vào hơi thở hít vào và thở ra. Lý do vì sao, vì trong quá trình bạn tập trung vào hơi thở, quá trình ấy sẽ ngăn không cho sự can thiệp của tâm trí vào sự tập trung của bạn.
Điều thiết hơi thở sẽ kéo theo sự điềm tĩnh trong nội tâm. Hơi thở gấp gấp chứng minh cho tâm đang lo lắng bất an, khó chịu. Một hơi thở nhẹ nhàng là biểu hiện của nội tâm an lạc, tự tại.
Sau khi thiền định
Sau thực hành quán hơi thở (Tầm 15-30 phút), bạn cần thực hiện xả thiền trước khi mở mắt, để tránh chói mắt, mỏi mắt.
Xoa các đầu ngón tay với nhau, sau đó chạm nhẹ vào vùng hốc mặt, xoa đều xung quanh mắt.
Lặp lại động tác này 2-3 lần, sau đó bạn từ từ mở mắt ra, trở về với trạng thái bình thường.
Nhất Nguyên Tâm coi đây là cuốn sách phải đọc đối với ai đang tìm kiếm con đường tỉnh thức trong kiếp nhân sinh này.